Môi trường sống Hồ_Nakuru

Hồng hạc kiếm ăn tại Hồ Nakuru.

Hồ Nakuru là một hồ kiềm, thay đổi diện tích từ 5–45 km². Nó nằm cách 164 km về phía bắc thủ đô Nairobi. Vì thế, tham quan ngắn ngày thì nó là một địa điểm trong chuỗi các địa điểm tham quan không nên bỏ qua cùng với Maasai Mara, hồ BaringoSamburu. Hồ Nakuru nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ cảnh quan ấn tượng của hàng triệu chim hồng hạc kiếm ăn. Nguồn thức ăn của những con hồng hạc này chính là tảo, nhóm thực vật phát triển mạnh ở những vùng nước ấm giống như ở Nakuru. Các nhà khoa học ước tính rằng hồng hạc ở hồ tiêu thụ khoảng 250.000 kg tảo mỗi ha diện tích bề mặt hàng năm. Số lượng chim hồng hạc đã giảm trong những năm gần đây, có lẽ do tình trạng khai thác du lịch quá mức, ô nhiễm nước thải công nghiệp và cả do những thay đổi về chất lượng nước. Thông thường, hồ Nakuru rút nước trong mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa.

Trong những năm gần đây, đã có sự khác biệt lớn giữa mực nước trong mùa khô và mùa mưa lũ. Người ta nghi ngờ rằng điều này là do việc tăng chuyển đổi đất rừng đầu nguồn thành đất sản xuất cây trồng thâm canh và đô thị hóa. Cả hai đều làm giảm khả năng hấp thụ nước của đất, nguồn nước ngầm giảm, khiến hồ khô cạn và lũ lụt theo mùa. Ô nhiễm và hạn hán cũng đã phá hủy nguồn thức ăn của chim hồng hạc. Loài tảo lam Cyanobacteria tại các hồ gần đó thu hút hồng hạc di cư tới đó, như là hồ Elmenteita, Simbi Nyaima và Bogoria. Sự biến đổi khí hậu địa phương cũng đã được đưa ra để thảo luận về việc thay đổi điều kiện môi trường trong các hồ nước. Báo cáo phương tiện truyền thông gần đây đưa mối quan tâm ngày càng tăng giữa các bên liên quan, đó là việc hồng hạc chết và di cư tới các hồ khác có thể sẽ làm cho ngành công nghiệp du lịch ở địa phương diệt vong.